Cuộc thi nghiên cứu khoa học Quốc tế

Mục đích, ý nghĩa

Cuộc thi nghiên cứu khoa học nhằm thúc đẩy phong trào lao động tư duy, sáng tạo của học sinh- sinh viên trong tất cả các lĩnh vực khoa học, giúp học sinh, sinh viên rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng tự học hay khả năng làm việc nhóm.

Tạo điều kiện thuận lợi cho HS-SV nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và thực tiễn, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đối tượng

– Sinh viên Việt Nam và quốc tế đang học tập tại các trường Đại học, Học viện và Cao đẳng tại Việt Nam.

– Hình thức đăng ký: Cá nhân hoặc tập thể (mỗi tập thể không quá 05 sinh viên).

Số lượng

– Mỗi cá nhân hoặc tập thể có thể đăng ký tham gia 01 hoặc nhiều đề tài/công trình.

– Mỗi đơn vị gửi tối đa 10 đề tài cho một lĩnh vực.

Lĩnh vực thi

Tất cả các giải pháp sáng tạo phục vụ sản xuất, đời sống, kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng đều có quyền tham dự Hội thi. Các giải pháp dự thi đăng ký theo 6 lĩnh vực sau đây:

  1. Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông;
  2. Cơ khí tự động hoá, xây dựng, giao thông vận tải;
  3. Vật liệu, hoá chất, năng lượng;
  4. Nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường;
  5. Y dược
  6. Giáo dục và Đào tạo.
  7. Xã hội và nhân văn 
  8. Kinh tế
  9. Công nghệ thực phẩm
  10. Hành chính- Pháp lý. 

Tiêu chuẩn đánh giá giải pháp dự thi

  1. Tính mới, tính sáng tạo so với các giải pháp đã có ở Việt Nam: Giải pháp dự thi không trùng với giải pháp đã được công bố trong bất kỳ nguồn thông tin nào có ở Việt Nam hoặc đã được áp dụng ở Việt Nam trước ngày nộp hồ sơ.
  2. Khả năng áp dụng rộng rãi trong điều kiện của Việt Nam: Giải pháp dự thi đã được thử nghiệm, sản xuất thử và được chứng minh khả năng áp dụng hoặc đã được áp dụng có hiệu quả.
  3. Hiệu quả kinh tế – kỹ thuật -xã hội: Giải pháp mang lại lợi ích kinh tế – kỹ thuật – xã hội cao hơn so với giải pháp tương tự đã biết ở Việt Nam, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội.

Bố cục công trình nghiên cứu

  1. Đặt vấn đề: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, lý do chọn đề tài.
  2. Tổng quan tài liệu: Tổng quan tóm lược đề tài, nêu những giải pháp khoa học đã được giải quyết ở trong và ngoài nước, những vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu và phương án giải quyết của tác giả (nhóm tác giả).
  3. Mục tiêu – Phương pháp: Mục tiêu của công trình, phương pháp nghiên cứu.
  4. Kết quả – Thảo luận: Nội dung – kết quả nghiên cứu đạt được.
  5. Kết luận – Đề nghị: Nêu lên kết luận, ý nghĩa khoa học, hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, quy mô và phạm vi áp dụng, đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.
  6. Tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục các công trình trước đây của tác giả (nếu có).

Hồ sơ dự thi gồm hai bộ, bao gồm phiếu đăng ký dự thi, bản mô tả giải pháp dự thi và toàn văn giải pháp dự thi thuộc các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật

  1. Phiếu đăng ký dự thi ( theo mẫu) gồm các nội dung sau:

– Họ và tên người dự thi;

– Tên tổ chức dự thi;

– Địa chỉ nơi làm việc;

– Địa chỉ nơi cư trú

– Điện thoại liên hệ

– Nghề nghiệp của tác giả hoặc nhóm tác giả (ghi riêng từng cá nhân);

– Tên giải pháp dự thi;

– Lĩnh vực dự thi;

– Thời điểm tạo ra giải pháp (ghi ngày, tháng, năm);

– Danh sách chủ nhiệm và các thành viên, thỏa thuận về phần trăm đóng góp của mỗi người và ủy quyền cho 01 (một) người đứng ra làm đại diện dự thi nếu giải pháp do nhóm tác giả tạo ra;

– Cam đoan của người dự thi về những điều ghi trong hồ sơ dự thi là đúng sự thật;

– Xác nhận của tổ chức cho phép dự thi nếu tác giả dự thi với tư cách cá nhân hoặc tập thể, hoặc xác nhận của địa phương nơi tác giả cư trú.

  1. Bản mô tả giải pháp dự thi:

– Tên giải pháp dự thi (ghi như tên đăng ký trong phiếu đăng ký dự thi);

– Mô tả giải pháp đã biết (nếu có), mô tả ngắn gọn các giải pháp đã biết trước ngày tạo ra giải pháp dự thi, đặc biệt cần nêu rõ những nhược điểm cần khắc phục của các giải pháp đó;

– Mô tả giải pháp dự thi, thuyết minh tính mới, tính sáng tạo của giải pháp dự thi, mô tả ngắn gọn nhưng đầy đủ và rõ ràng toàn bộ nội dung của giải pháp dự thi. Đặc biệt, cần nêu rõ đã khắc phục những nhược điểm nào, sáng kiến cải tiến những chỉ tiêu nào của giải pháp đã biết (nếu có) hoặc những sáng tạo hoàn toàn mới;

Khả năng áp dụng được chứng minh thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng sản xuất thử, hợp đồng bán hàng hoặc hóa đơn bán hàng;

Hiệu quả kinh tế của giải pháp dự thi  là lợi ích trực tiếp  có thể thu được do áp dụng giải pháp mới vào sản xuất. Có bản tính toán kinh tế so với giải pháp cũ hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở Việt Nam;

Hiệu quả kỹ thuật thể hiện bằng những chỉ tiêu kỹ thuật mới, tiến bộ hơn so với kỹ thuật đã biết trước đó;

Hiệu quả xã hội như cải thiện đời sống, nâng cao trình độ dân trí, bảo vệ sức khỏe, điều kiện làm việc, an toàn lao động, bảo vệ  trường, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động  . . .